Nguyên nhân và cách dùng cơm cháy trị tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy là chứng bệnh thường gặp ở nhiều người, nguyên nhân có thể là do ăn bẩn, uống nước lả,… Dưới đây là Nguyên nhân bị tiêu chảy cấp kéo dài.

f:id:pocarivn:20171123165219j:plain




Nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài

Hiện tượng tiêu chảy kéo dài hay còn gọi là tiêu chảy mạn tính có nhiều nguyên nhân gây nên, có thể tóm thành hai nhóm như sau:

  • Nhóm 1: không có tổn thương tại ruột hay gặp là hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS).
  • Nhóm 2: do thương tổn thực sự như viêm đại tràng do amip và ký sinh trùng, viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn…


Tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích

Người bệnh tiêu chảy cấp thường có các biểu hiện như phân lỏng, không có máu, có thể có nhày, đau bụng, cảm giác đi đại tiện chưa hết phân. Song cân nặng của người bệnh ít bị ảnh hưởng. Khi xét nghiệm phân cũng như nội soi đại tràng thấy hoàn toàn bình thường.

Khi mắc hội chứng ruột kích thích dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, thậm chí việc chuẩn đoán khó hơn vì nội soi đại tràng cũng như xét nghiệm phân cũng bình thường không thấy có dấu hiệu lạ. Vì vậy, người bệnh nên lưu ý kiểm tra nhiều lần và không nên dùng loại thuốc về tiêu hóa nào trước khi xét nghiệm sẽ dễ dấn đến sai kết quả.

Tiêu chảy do viêm đại tràng mạn

Viêm đại tràng mạn là chứng bệnh gặp khá nhiều ở nước ta, bệnh thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn, nhiễm kí sinh trùng ở ruột. Bệnh này thường diễn biến mạn tính và có từng đợt tiến triển. Nguyên nhân gây bệnh thường do:

  • Nhiễm khuẩn: các loại vi khuẩn gây hội chứng lỵ như shigella, samonella…
  • Nhiễm nguyên sinh động vật: amip, lamblia.
  • Nhiễm ký sinh trùng: các loại giun sống ký sinh ở đại tràng như giun đũa, giun kim, giun tóc và các loại sán ruột.
  • Do chế độ ăn uống không điều độ kéo dài hoặc các thức ăn gây kích thích, tổn thương niêm mạc ruột.
  • Hiện tượng táo bón kéo dài
  • Bệnh viêm đại tràng thứ phát sau các bệnh khác của hệ tiêu hóa.


Các triệu chứng thường gặp khá đa dạng:

  • Hiện tượng rối loạn tiêu hóa kéo dài: Đi ngoài phân lúc táo lúc lỏng, phân nát không thành khuôn, đi ngoài nhiều hơn bình thường từ 2 – 6 lầợn. Người bệnh thường không thoải mái sau khi đi đại tiện và có cảm giác mót rặn muốn đi nữa.
  • Đầy hơi trướng bụng: Khu trú dọc khung đại tràng, người bệnh luôn cảm thấy bụng căng tức
  • Hiện tưng đau bụng: Đau âm ỉ ở vùng bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Đau giảm hơn sau khi đi trung tiện hoặc đại tiện.
  • Toàn thân ít thay đổi. Nếu có thay đổi chỉ gặp ở người luôn lo lắng về trình trạng bệnh tật của mình hoặc ăn uống quá kiêng khem.


Áp dụng dùng cơm cháy chữa bệnh tiêu chảy kéo dài
Cơm cháy, món ngon dân dã trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Không chỉ là món ngon mà cơm cháy còn có tác dụng chữa các bệnh về đường tiêu hóa: trị tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu

f:id:pocarivn:20180402173936j:plain


Cách làm cơm cháy

120g cơm cháy, 12g hạt sen bỏ tâm sao thơm. Hai vị này đem tán thành bột để uống. Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 3-5 thìa cho vào cốc cùng chút đường trắng và nước sôi, uống sau khi ăn khoảng 30 phút.

Đi lỏng kéo dài ở người già

600g cơm cháy, 600g gạo nếp sao, 600g đậu xanh sao, 4,5g trần bì, 6g bạch truật, 12g hạt sen bỏ tâm. Tất cả đem tác thành bột mịn để uống.

Ngày dùng 3 lần, mỗi lần khoảng 7-10g bột hòa với nước và đường trắng. Uống sau ăn, chỉ 2-3 ngày là khỏi.

Chữa tiêu hóa kém, kém ăn, đầy bụng đi ngoài

150g cơm cháy, 6g sa nhân sao, 12g thần khúc sao, 300g gạo tẻ sao thơm, 12g sơn trà, 3g kệ nội kim sao, 12g hạt sen bỏ tâm sao, 500g đường kính trắng đun thành dạng keo.

Cho tất cả các nguyên liệu khô ở trên tán mịn thành bột rồi trộn với keo đường. Bạn có thể nặn thành các viên hay ép chúng cắt thành những chiếc bánh nhỏ để ăn. Ăn đến khi khỏi

Người ăn kém, chậm tiêu hóa

150g cơm cháy, 10g quất bì, 10 lát sơn trà, một ít đường trắng.

Cho cơm cháy và nước vào nồi ninh như như cháo, khi cháo cơm cháy bắt đầu có dấu hiệu sắp được bạn cho sơn trà, quất bì thái hạt lựu vào nấu cùng. Sau đó cho thêm đường vào, tùy vào khẩu vị nêm nếm cho vừa miệng ăn là được.