Đã đến lúc tạo dựng văn hóa người đi bộ

Hàng năm, số người thiệt mạng do tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến người đi bộ chiếm khoảng 14%, riêng tại TP Hà Nội là từ 15 - 20%. Mặc dù TP Hà Nội đã và đang có những nỗ lực cải thiện tình trạng này như xây dựng nhiều cầu, hầm, làn cho người đi bộ, hay chiến dịch dành lại vỉa hè cho người đi bộ. Thế nhưng số lượng người đi bộ bị tai nạn giao thông vẫn tăng lên đáng kể. Đây thực sự là một vấn đề nhức nhối cho các nhà quản lý.

Trên những đoạn đường như Đại Cồ Việt, đoạn cổng công viên Thống Nhất, phố Chùa Bộc đoạn qua Học viện Ngân, Thái Hà, Nguyễn Trãi, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng… đã được xây dựng những cầu vượt trên cao dành riêng cho người đi bộ, nhưng tình trạng người đi bộ vi phạm các quy định về trật tự ATGT vẫn diễn ra khá phổ khá biến. Khiến cho không chỉ người điều khiển giao thông gặp khó khăn và nguy hiểm mà ngay cả người đi bộ sang đường cũng gặp nguy hiểm.

f:id:pocarivn:20171102112220j:plain


Tình trạng người đi bộ vi phạm các quy định về trật tự ATGT vẫn diễn ra khá phổ khá biến.

Chính vì đã gây ra nhiều các vụ tai nạn giao thông mà người đi bộ vừa là nạn nhân vừa là tác nhân. Vụ tai nạn xảy ra trưa 20/8 vừa qua trên phố Xã Đàn là một ví dụ điển hình. Cụ thể, khoảng thời gian trên, 2 cô gái sang đường không đúng nơi quy định đã bị một chiếc xe máy chạy với tốc độ cao đâm phải, khiến một cô gái bị chấn thương vùng đầu chảy máu, một người bị gãy răng.

Anh Thanh (một người tham gia giao thông trên đường Chùa Bộc, quận Đống Đa) cho biết: “Tôi thường di chuyển trên tuyến phố Chùa Bộc hàng ngày, khi đi qua đoạn cầu vượt tôi thường chủ quan là không có người đi bộ băng qua đường vì ở đó có cầu vượt dành cho người đi bộ, nên tôi vẫn đi với tốc độ bình thường. Vậy mà nhiều khi những người đi bộ bất thình lình vẫn băng qua lòng đường để sang bên kia làm tôi phanh xe không kịp, cũng may là cả hai chỉ bị xây sát nhẹ. Tôi thiết nghĩ đã đến lúc cần phải tạo dựng văn hóa cho người đi bộ, đồng thời các nhà chức trách cần xử phạt nghiêm minh những người đi bộ không thực hiện đúng những quy định về trật tự ATGT”.

Tạo dựng văn hóa đi bộ và xây dựng ý thức cho người đi bộ cần được các cơ quan chức năng phổ biến rộng rãi. Như đưa việc văn hóa đi bộ vào các môn học về ATGT trong các nhà trường để giáo dục các em học sinh về xây dựng ý thức cho người đi bộ. Theo kết quả điều tra của Ủy ban ATGT Quốc gia vào năm 2016, 33% học sinh đi bộ trả lời rằng chưa được học cách đi bộ an toàn.

Ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia phát biểu với báo chí nói: Trong quá trình tham gia giao thông, nhóm học sinh THPT là nhóm dễ bị tổn thương. Chính bởi vậy, các giải pháp nhằm nâng cao ATGT cho học sinh THPT có vai trò rất quan trọng. Các kết quả và đề xuất nói trên sẽ là căn cứ để Ủy ban ATGT Quốc gia, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổng hợp đề ra những biện pháp, chính sách hiệu quả, kịp thời ngăn chặn TNGT ở học sinh THPT tại Việt Nam, góp phần xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện và bền vững”.

Có thể bạn quan tâm: Những lợi ích của đi bộ

Đồng thời để hạn chế thấp nhất những rủi ro TNGT đối với người đi bộ, theo các chuyên gia thì các cơ quan chức năng cần tăng tính tiếp cận của các hệ thống giao thông, đảm bảo tất cả người dân đều có thể sử dụng tốt và góp phần tăng tính hòa nhập xã hội. Cùng đó, cần thiết kế và quản lý tốt không gian đi bộ; nâng cao tính tích hợp của mạng lưới đi bộ tạo được sự kết nối trực tiếp, dễ dàng, tạo được sự an toàn, thoải mái, hấp dẫn và đặc biệt là tạo ra sự liên kết giữa các địa điểm; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tại các điểm tập trung đông người đi bộ cũng như trên đường, để từng bước tạo dựng thói quen và hình thành văn hóa đi bộ của người dân. Các công tác tuyên truyền đến từng người dân ở các cấp phường xã cần được mở rộng để mỗi người dân phải tự có ý thức bảo vệ mình.