Nguy cơ say nắng say nóng ở trẻ em

Say nắng, say nóng là phản ứng của cơ thể khi học tập, luyện tập thể lực hay làm việc trong môi trường nóng bức, nhiệt độ cao, thường gặp ở trẻ em, người già và những người hoạt động ngoài trời. Trẻ em say nắng, say nóng có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Khi bị say nắng , cơ thể sẽ có các phản ứng để giảm nhiệt độ cho cơ thể như: dãn nở mạch máu, tiết ra nhiều mồ hôi. Cơ thể có khả năng điều hòa thân nhiệt ở một giới hạn nhất định để thích ứng với môi trường xung quanh. Khả năng này ở mỗi người khác nhau, người trường thành khỏe mạnh có sức chịu đựng tốt nhất, trái lại người cao tuổi và trẻ em sức chịu đựng kém hơn nhiều và dễ gặp nguy hiểm khi nhiễm nắng nóng.

f:id:pocarivn:20171013115913j:plain

tre bi say nang

Khi sự điều hòa thân nhiệt của cơ thể không thích ứng kịp với sự thay đổi nhiệt độ tăng nhanh và cao của môi trường bên ngoài, cơ thể bị mất quá nhiều nước qua mồ hôi thì có thể gây ra những biến đổi trầm trọng trong cơ thể và có thể dẫn đến tử vong.

Khi bị nắng nóng vượt quá sức chịu đựng của cơ thể, trẻ em có thể bị các bệnh như sau: 

1. SAY NẮNG, SAY NÓNG:

Triệu chứng:

Trẻ em bị say nắng, say nóng có những triệu chứng sau:

- Da nóng, ửng đỏ.

- Sốt cao trên 40°c.

- Không có mồ hôi.

- Lơ mơ.

- Co giật, động kinh.

- Sốc.

Sơ cứu:

Sốt cao có thể đe dọa đến tính mạng cùa trẻ, do vậy cần xử trí nhanh như sau:

- Gọi bác sĩ ngay lập tức.

- Làm mát cho bé càng nhanh càng tốt. Đem bé đến chỗ mát. Lau mát cho bé bằng nước mát hoặc nước lạnh và quạt cho bé. Cần lưu ý là uống hạ sốt như Ibuprofen hoặc Paracetamol cũng không làm trẻ hạ sốt.

- Nếu bé hôn mê, nhúng bé vào nước lạnh có thể cứu sống bé.

- Nếu bé còn tỉnh, cho bé uống một ly nước lạnh, uống mỗi 15 phút cho đến khi bé cảm thấy đỡ hơn.

- Gọi xe cấp cứu.

2. MỆT LẢ DO NÓNG:

Triệu chứng:

Trẻ bị mệt là do nóng có những triệu chứng sau:

- Da lạnh, nhợt nhạt.

- Không sốt (nhiệt độ dưới 37,8°C).

- Ra mồ hôi.

- Hoa mắt.

- Ngất

- Yếu mệt.

Sơ cứu

- Gọi bác sĩ ngay lập tức.

- Đặt trẻ nằm ở nơi mát, chân nâng cao.

- Cho trẻ uống một ly nước lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn.

- Sau khi cho trẻ uống 2-3 ly nước, mang bé đến cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước của bé và điều trị bù nước thích hợp.

- Vẫn tiếp tục cho bé uống nước trên đường chờ bé đến cơ sở y tế.

3. VỌP BẺ DO NÓNG:

Triệu chứng:

Trẻ bị vọp bẻ do nóng có những triệu chứng sau:

- Vọp bẻ nặng ở chân, tay và bụng.

- Không sốt.

Chăm sóc tại nhà:

- Vọp bẻ do nóng là phản ứng thường gặp nhất khi ở trong môi trường quá nóng bức. Tình trạng này không nguy hiểm nên có thể chăm sóc tại nhà, không cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

- Cho trẻ uống mọt ly nước lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hom.

- Có thể cho bé ăn thức ăn có chứa muối như khoai tây chiên, bánh qui.

Phòng ngừa các bệnh do nóng:

- Khi cần phải cho trẻ tập luyện ngoài trời nắng thì trước đó vài ngày nên có thời gian cho trẻ ra nắng để cơ thể trẻ quen dần với tác động của nắng nóng.

- Cho trẻ uống thêm nhiều nước khi trẻ học và luyện tập trong môi trường nóng bức

- Cho trẻ mặc quần áo nhẹ, màu sáng, đội nón rộng vành sẽ giúp trẻ bớt nóng.

Tìm hiểu thêm: Những cách chống say nắng bất bại

- Tránh cho trẻ tập luyện quá sức ở ngoài trời nắng. Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, cho trẻ ngừng ngay việc tập luyện và vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi.

- Nếu trẻ phải thường xuyên tập luyện, học tập ngoài nắng thì nên cho trẻ giải lao sau một khoảng thời gian, cho trẻ vào chỗ có bóng mát nghỉ ngơi và uống nước

Bỏ túi những cách giải rượu bia đơn giản hiệu quả

Say rượu bia là một trong những hiện tượng rất phổ biến vào ngày tết. Vậy có những cách giải rượu bia ngày tết hiệu quả nào, cùng tìm hiểu trong bài này nhé.

Có rất nhiều cách giải rượu bia nếu chẳng may bị say rượu vào ngày tết. Nhưng cách tốt nhất vẫn là sử dụng các nguyên liệu tự nhiên hoặc những món ăn giúp giải rượu vì chúng lành tính, không tiềm ẩn tác động xấu với cơ thể. Chị em nên nắm vững một số mẹo giải rượu sau đây để giúp chồng mình thoát khỏi “ma men” trong những ngày tết sắp tới nhé.

Ăn nhiều trái cây để giải rượu ngày tết

Trái cây có chứa nhiều nước, vitamin và chất dinh dưỡng có thể giúp hấp thu rượu, giảm nồng độ cồn trong dạ dày. Do vậy, chị em có thể để chồng ăn trái cây khi bị say rượu hoặc chuẩn bị sẵn hoa quả trong nhà, bày lên bữa nhậu để chồng có thể ăn khi uống rượu nhé. Vừa là món nhậu ngon mà lại tránh bị say rượu ngày tết.

Tuy nhiên, một lưu ý đó là không uống rượu cùng với nước ngọt bởi nước ngọt và nước ngọt có gas sẽ nhanh chóng làm chất cồn hấp thu vào dạ dày, sinh ra khí CO2 gây đầy bụng, khó chịu và hại dạ dày, gan, thận.

Dùng chanh giải rượu ngày tết

Chanh chứa hàm lượng vitamin C cao giúp giảm cơn say và làm cơ thể tỉnh táo trở lại. Ngoài ra, khi say rượu thường kéo theo khát nước nên uống nước chanh còn giúp giải cơn khát hiệu quả.

f:id:pocarivn:20170821172626j:plain

Chị em có thể chuẩn bị nước chanh muối thông thường hoặc làm nước chanh theo công thức này nhé.

Nguyên liệu: 1 quả chanh, một chút muối, 1 thìa nhỏ đường, 1 tách nước nóng.

Thực hiện:

  • Cắt đôi quả chanh, lấy một lát mỏng ở giữa, phần còn lại vắt lấy nước cốt, cho vào tách nước nóng.
  • Thêm đường, chút muối và lát chanh vào tách, khuấy đều.
  • Cho người say dùng nóng. Muối sẽ làm đằm vị chua, thức uống sẽ đậm đà hơn. Vị chua và mùi thơm của tinh chất chanh sẽ giúp người say tỉnh táo, dễ chịu hơn.

Xem thêm: 5 Cách giải rượu bia đơn giản mà hiệu quả

Pha nước gừng giải rượu ngày tết

Gừng có tính ấm nóng nên cũng là thức uống giải rượu ngày tết tốt. Ngoài ra, gừng giúp lưu thông các mạch máu và khắc phục mệt mỏi hiệu quả.

Để chuẩn bị nước gừng giải rượu, chị em hãy thái một củ gừng tươi khoảng 60g thành lát mỏng. Sau đó, đem sắc nước uống. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải rượu.

f:id:pocarivn:20180328175422j:plain

Nước ép cà chua giải rượu ngày tết cực nhanh

Nhiều người chưa biết nhưng nước ép cà chua cũng là một cách giải rượu ngày tết rất phổ biến. Đơn giản là chuẩn bị 2 quả cà chua, một ít muối và nửa cốc nước lọc là chị em đã có thể tự làm một ly nước uống giải rượu hiệu quả cho chồng.

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch cà chua, cho vào tủ lạnh giữ thật lạnh.
  • Sau khi ép lấy nước, bạn không cần thêm đá viên, thức uống vẫn có độ lạnh, vừa dễ uống vừa không bị loãng.
  • Cho cà chua vào máy ép hoa quả, ép lấy nước.
  • Pha thêm 1/2 tách nước lọc và chút muối để giảm độ chua, khuấy đều. Nếu thích uống ngọt, bạn có thể pha thêm 1-2 thìa nhỏ đường, nước cà chua sẽ có độ ngọt vừa phải, rất ngon.

Giải rượu ngày tết bằng nước chè xanh

Chè xanh chứa axit tanic, có thể khử độc cồn cấp tính. Chè càng đậm thì lượng axit càng nhiều, giúp đẩy nhanh độc tố ra ngoài cơ thể. Trà xanh còn làm cho các cơ bắp của các ông chồng giãn ra, tạo sự thoải mái, giảm cơ đau đầu vì say rượu.

f:id:pocarivn:20180328175458j:plain

Ngoài sử dụng các món ăn giải rượu ngày tết như trên, để tránh bị say rượu thì chị em cũng nên khéo léo nhắc nhở chồng vài vấn đề sau đây:

  • Uống nước lọc liên tục. Có thể vắt chanh vào cốc nước bổ sung vitamin C nhằm chống đỡ được các tác hại của rượu.
  • Ăn nhẹ sau khi nhậu rồi mới đi ngủ vì bụng đói dễ gây trúng gió.
  • Không uống nhiều rượu cùng lúc. Nên kết hợp ăn và uống để dành thời gian tiêu hủy cồn.
  • Khi say không uống các loại thuốc chống nôn vì thuốc tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan.
  • Tuyệt đối không uống paracetamol, vitamin B1, B6, axit folic, aspirin… để làm giảm đau đầu khi say.

4 Sai lầm của mẹ khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy là bệnh thường gặp và có khả năng gây tử vong cao cho trẻ em. Thế nhưng, một số bà mẹ tự ý chữa trị khi thấy bé bị tiêu chảy bằng những cách thức sai lầm khiến tình trạng bệnh của trẻ kéo dài và nặng hơn.

f:id:pocarivn:20180322132020j:plain

Tin liên quan: Tiêu chảy cấp - bệnh lạ mà quen, chớ nên xem thường

Sai lầm 1: Tự ý dùng kháng sinh có thể khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài
Rất nhiều bà mẹ có thói quen tự cho con mình uống thuốc kháng sinh khi bị tiêu chảy. Đây là cách chữa sai lầm vì uống kháng sinh không đúng liều lượng có nguy cơ làm trẻ bị ngộ độc, bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy kéo dài. Do đó, khi phát hiện trẻ bị mắc bệnh, bạn cần cho trẻ đến khám bác sĩ và uống thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn.
Sai lầm 2: Cho trẻ đang tiêu chảy kiêng ăn thịt, cá, trứng, sữa
Quan niệm cần kiêng nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng vì cho rằng hệ tiêu hóa của trẻ bị tiêu chảy còn yếu, không thể hấp thụ dưỡng chất là điều sai lầm. Khi trẻ mắc bệnh, những loại thực phẩm như tôm, cá, thịt, trứng, sữa cần được bổ sung thường xuyên trong thực đơn hàng ngày để trẻ không bị kiệt sức vì thiếu chất, đồng thời tăng cường sức đề kháng. Bạn lưu ý chọn thực phẩm tươi ngon và chế biến kỹ để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trẻ trong giai đoạn này.
Sai lầm 3: Trẻ có thể bị tiêu chảy kéo dài nếu uống oresol không đúng nồng độ.
Dung dịch oresol có tác dụng bù nước cho trẻ bị tiêu chảy nhưng nếu trẻ uống với nồng độ không hợp lý, pha sai cách, đặc hoặc loãng quá sẽ khiến trẻ bị mất nước nhiều, làm tiêu chảy kéo dài hơn. Đặc biệt, orsesol pha quá đặc sẽ khiến trẻ nạp thêm quá nhiều muối, tăng lượng muối có trong máu, khiến trẻ sốt cao, co giật, hôn mê,…
Sai lầm 4: Sử dụng các loại lá ổi, hồng xiêm … theo phương pháp dân gian hoặc dùng thuốc chống nôn và cầm đi ngoài không đúng liều lượng
Một số cha mẹ khi trẻ bị tiêu chảy tự ý cho trẻ uống nước ép lá ổi, hồng xiêm hoặc những loại thuốc nam không rõ nguồn gốc mà không biết là chúng có thể ảnh hưởng đến gan và thận, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng trẻ.
Ngoài ra, khi trẻ bị đi ngoài, cha mẹ cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống nôn, thuốc cầm đi ngoài (không kê đơn) thì cần sử dụng đúng liều lượng vì nếu cho trẻ tự ý uống không đúng liều lượng sẽ rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tình trạng trẻ ngủ nhiều, không nôn, gây khỏi bệnh giả tạo, nhưng thực chất là lại khiến bệnh lâu khỏi và trầm trọng hơn.  
Trên đây là 4 sai lầm các bà mẹ thường gặp khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Để tránh những sai lầm không đang có này, mẹ cần chủ động trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để nhận biết những dấu hiệu và nguyên nhân gây tiêu chảy cho trẻ nhằm biết cách chăm sóc  điều trị kịp thời. Cách an toàn và tốt nhất vẫn là nên đưa trẻ đến khám tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để kịp thời theo dõi và có biện pháp điều trị đúng cách.

Những lưu ý khi chạy bộ buổi sáng

Chạy bộ buổi sớm là một môn thể dục  đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao cho người tập luyện. Hầu như không đòi hỏi bất cứ trang bị nào cho người chạy, nhưng nghiêm khắc mà nói người chạy mặc y phục như thế nào đó, trong một chừng mực nhất định cũng có ảnh hưởng tới hiệu quả rèn luyện và thành tích vận động.

Tìm hiểu thêm: Chạy bộ buổi sáng rất tốt cho cơ thể

Khi chạy quần áo, tất, giày trước hết phải yêu cầu vừa và phù hợp; hợp với thân, vừa với chân, có lợi cho tập luyện mà không làm ảnh hưởng đến động tác chạy và thích hợp với sự thay đổi của thời tiết để làm sao y phục có được tác dụng tỏa nhiệt vào mùa hạ và giữ nhiệt vào mùa đông. Đế giày chạy cần có độ đàn hồi nhất định. Độ mềm cứng vừa phải, chất liệu vải của quần áo tốt nhất là cấu tạo bằng sợi bông. Mùa đông mặc bao nhiêu quần áo cần căn cứ vào khả năng chống rét của người đó mà xác định. Chạy bộ trời rét còn cần phải chuẩn bị một đôi găng tay, khi nhiệt độ giảm tới mức độ nhất định, đặc biệt là khi trời gió tốt nhất là đội mũ. Điều này giúp cho giữ được nhiệt lượng cơ thể.

f:id:pocarivn:20180320110231j:plain

 

Cũng giống như tham gia các hoạt động thể dục thể thao khác, chạy bộ cũng tuân theo những nguyên tắc nhất định. Có thể quy nạp thành những điều sau:

- Nâng dần tức là nâng cao sức khỏe và thành tích vận động một cách dần dần ổn định từng bước.

- Khối lượng phải vừa sức, tránh lượng vận động quá lớn đặc biệt là người mới ốm dậy, những người bệnh tim có chiều hướng tăng huyết áp. Đối với những người này phải được kiểm tra và sự cho phép của y bác sĩ mới được chạy. Nếu như sau chạy, qua một đêm nghỉ ngơi vẫn chưa hồi phục thì nên giảm bớt lượng vận động, còn trong quá trình chạy nếu như thấy cất hiện tức ngực, khó thở thì cũng là những biểu hiện bình thường. Sinh lí học thể dục thể thao gọi hiện tượng đó là “cực điểm”, chỉ cần giảm tốc độ và điều chỉnh hít thở thì từ từ sẽ bình thường trở lại và hiện tượng “cực điểm” sẽ bị mất. Nhưng nếu có những biểu hiện không bình thường khác xin đừng bỏ qua mà phải dừng vận động ngay.

- Chú ý hít thở, hít thở phải được phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với vận động chạy bộ, cần phải cải tiến thói quen thở nông và nhanh để học được cách thở sâu và chậm. Thở cũng cần có nhịp điệu nhất định, theo tần số động tác phối hợp hai chân.

Khi hít thở nên dùng cả mồm và mũi song tốt nhất là hít vào bằng mũi để đãm bảo độ ấm và độ trong  sạch của không khí hít vào. Khi thở ra thì bằng miệng (miệng không nên mở rộng để tránh khô họng).

Có thể bạn quan tâm: Chạy bộ giảm cân với 30 phút mỗi ngày

Khi chạy động tác nên nhịp nhàng tự nhiên, đồng thời khởi động và hoạt động điều chỉnh đều là những hoạt động không thể thiếu được.

- Khởi động tốt sẽ làm cho con người chuyển từ trạng thái yên tĩnh sang trạng thái vận động một cách có chuẩn bị. Khắc phục được tính ỳ sinh lý của cơ thể, làm cho các hệ thống cơ quan khi bước vào chạy chính thức có thể phát huy hiệu suất làm việc tối đa đồng thời giảm bớt được chấn thương.

- Hoạt động điều chỉnh. Hoạt động điều chỉnh có tác dụng rất tốt đối với việc loại bỏ mệt mỏi trong khi vận động, loại bỏ và thanh toán được nợ ôxy khi chạy, thúc đẩy máu ở tĩnh mạch chay về tim, tránh được sự thiếu máu cấp tính và hạ huyết áp.

Trên đây là một số lưu ý khi chạy bộ thể dục vào buổi sáng, chúc mọi người có một sức khỏe tốt.

Doanh nghiệp Nhật Bản tập trung đầu tư vào Asean

Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc ngày càng giảm mạnh, làn sóng đầu tư đang đổi hướng vào ASEAN.

f:id:pocarivn:20180316161714j:plain


 

Theo số liệu của Ngân hàng UOB (Singapore), từ cuối năm 2015 đến hết quý I năm 2016, lưu lượng tiền gửi của khách hàng Nhật Bản tại Ngân hàng UOB (Singapore) đã vượt trên 80% so với cả năm 2015. Điều này cho thấy “độ hot”  từ môi trường đầu tư ASEAN với các nhà đầu tư Nhật Bản.

Sức hút của thị trường ASEAN với các nhà đầu tư Nhật Bản đến từ nhiều nguyên nhân, ngoài nguyên nhân do chịu  ảnh hưởng từ chính sách chuyển hướng đầu tư của chính phủ Nhật Bản còn có nhiều yếu tố khác như: thị trường kinh doanh Nhật Bản đang ngày càng bị hạn chế, tốc độ phát triển kinh tế chững lại, chi phí kinh doanh tăng cao, dân số già… Chính những nguyên nhân này đã thúc đẩy các công ty Nhật Bản chuyển sang tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại khu vực ASEAN đầy tiềm năng

Tìm hiểu thêm: Sản phẩm từ Nhật và niềm tin người tiêu dùng Việt

Ông Trầm Đan Dương, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc đầu năm 2016 cũng nêu rõ, đầu tư Nhật Bản vào Trung Quốc sẽ giảm mạnh, có 4 nguyên nhân chủ yếu: thứ nhất, do những năm gần đây đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang tăng giá so với yên Nhật, làm tăng chi phí đầu tư , kéo theo giá thành sản phẩm Nhật Bản xuất đi từ Trung Quốc tăng cao. Nguyên nhân thứ hai, do nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển sang một giai đoạn mới, tốc độ tăng trưởng giảm dần, nhưng giá nhân công lao động, giá đất lại tăng mạnh, một số nhà đầu tư Nhật Bản e ngại môi trường phát triển trong tương lai tại Trung Quốc. Thứ ba, Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc tương đối sớm, đa số các Tập đoàn lớn của  Nhật Bản đều có cơ sở tại đây và đã đạt được không ít lợi ích kinh tế từ thị trường Trung Quốc. Đến giai đoạn này, những Tập đoàn lớn gần như chỉ tập trung vào nâng cao lợi ích kinh tế ở những cơ sở đã đầu tư mà ít quan tâm đến việc mở rộng quy mô đầu tư. Nguyên nhân thứ tư, do tình hình cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Trung Quốc khiến các nhà đầu tư Nhật Bản e ngại, tìm kiếm các thị trường đầu tư mới tiềm năng hơn.

Theo số liệu của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO),  2015 là năm thứ 3 liên tiếp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào ASEAN vượt đầu tư vào Trung Quốc và Hong Kong và tốc độ này đang ngày càng tăng lên. Ông Trương Chí Kiên, Trưởng bộ phận tư vấn đầu tư trực tiếp nước ngoài Ngân hàng UOB (Singapore) cho biết “rất nhiều Tập đoàn lớn của Nhật Bản đã trở thành một trong những nhà đầu tư lớn của ASEAN”. Và không chỉ dừng lại ở các Công ty, Tập đoàn lớn mà xu thế này còn bao gồm những doanh nhiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản.

Năm 2015, đầu tư của Nhật Bản vào ASEAN đạt 19,9 tỉ USD, chiếm 15% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản và tăng gần gấp 3 lần so với 5 năm trước. Dòng đầu tư này chủ yếu tập trung ở các nước như Singapore (32.6%), Thái Lan (18.0%), Indonesia (17.8%) và Malaysia (14.1%).

“Các thị trường ASEAN rất hấp dẫn, theo góc nhìn của Nhật Bản”, Ma Tieying – nhà kinh tế học tại DBS Group Holdings nhận xét trên Bloomberg, “đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, thị trường ASEAN vô cùng hấp dẫn. Do có rất nhiều nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng tốt, cơ cấu dân số trẻ và thu nhập bình quân đầu người thấp”. Sự cởi mở của các thị trường trong khu vực này, cùng chi phí lao động thấp cũng là các yếu tố hấp dẫn.

Chuyên gia phân tích chứng khoán của công ty Nomura Securities cho biết “thị trường ASEAN là thị trường phù hợp nhất với doanh nghiệp Nhật Bản, quan hệ chính trị tương đối tốt, nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh, vị trí địa lý cũng rất gần với Nhật Bản”.

Số liệu của Ngân hàng UOB (Singapore) cho biết, ngoài lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, các lĩnh vực doanh nghiệp Nhật Bản tập trung đầu tư thường là sản xuất ô tô, xe máy, thực phẩm – đồ uống, điện tử, công nghệ thông tin và các dịch vụ chuyên nghiệp…

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần ăn và không ăn những gì?

Để bệnh sốt xuất huyết không chuyển biến theo hướng xấu thì bên cạnh việc điều trị đúng cách, người bệnh cũng nên chú ý tới chế độ ăn uống của mình.

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, các bệnh nhân đều có cảm giác mệt mỏi, chán ăn kèm theo một số biểu hiện điển hình của bệnh sốt xuất huyết như xuất huyết niêm mạc, xuất huyết đường tiêu hóa,… Điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, bệnh nhân bị thiếu dinh dưỡng.

Vì vậy khi mắc bệnh này, người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị.

Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn gì

Thức ăn dạng lỏng nhiều nước

Khi bị sốt xuất huyết, nhiệt độ cơ thể của người bệnh sẽ tăng cao, có thể lên đến 39 – 40 độ C. Vì vậy, cơ thể lúc này rất mệt mỏi và mất sức. Người nhà cần chuẩn bị những loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, phở,… để người bệnh có thể dễ dàng hấp thụ.

Thực phẩm giàu đạm

Người mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ bị sốt cao, đau mỏi toàn thân. Do đó, để cung cấp năng lượng cần thiết, tăng sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể họ nên bổ sung thêm protein trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Một số món ăn giàu chất đạm có lợi cho người mắc bệnh sốt xuất huyết là gà, cá, sữa, các chế phẩm từ sữa,…

Người bệnh sốt xuất huyết nên và không nên ăn những gì?

Trái cây, rau củ

Để khôi phục sức khỏe cho người bị sốt xuất huyết chúng ta nên bổ sung những loại trái cây có vị chua như: cam, quýt, chanh… Những loại quả này có tác dụng cân bằng lượng nước trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch và giúp hạ sốt nhanh.

Bệnh nhân sốt xuất huyết không nên ăn gì?

Đồ cay, nóng

Khi bị sốt xuất huyết, sức đề kháng của bệnh nhân sẽ giảm xuống và năng lượng bị hao hụt nhiều. Trong khi đó, ăn đồ ăn cay nóng như gừng, ớt, mù tạt… sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến cho bệnh thêm nặng mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân khi bị sốt.

Người bệnh sốt xuất huyết nên và không nên ăn những gì?

Thực phẩm sẫm màu

Bệnh nhân sốt xuất huyết rất dễ bị xuất huyết, do đó những người này nên kiêng ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào có màu đỏ, nâu, đen trong suốt giai đoạn theo dõi bệnh. Mục đích là để các bác sĩ không bị nhầm lẫn, có thể nhận biết dễ dàng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày trong quá trình nôn ói hay không.

Tìm hiểu thêm về sốt xuất huyết kiêng gì

Đồ uống ngọt

Việc tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, nước có ga, nước ép trái cây,.. sẽ khiến các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm hơn, vì vậy bệnh càng trở nặng, lâu khỏi. Ngoài ra, người mắc bệnh sốt xuất huyết cần giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc vào thời điểm này.

Trà

Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ khiến não ở trạng thái kích thích, làm tăng huyết áp, từ đó khiến nhiệt độ cơ thể người bệnh tăng lên. Nếu bệnh nhân bị sốt xuất huyết mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

Những cách hạn chế tác hại của rượu bia

Ai cũng biết uống rượu, bia quá liều lượng cho phép khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông là vi phạm luật giao thông, tuy nhiên, ở nhiều địa phương chưa có các biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Nhất là vào những tháng cuối năm, khi số lượng đình đám, tiệc tùng tăng đột biến thì số vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông (ATGT) cũng gia tăng.

Theo con số thống kê chỉ trong 1 xã của tỉnh Nam Định, tính từ đầu năm đến nay, đã xử lý 130 vụ vi phạm luật ATGT đường bộ. Trong đó, nhiều vi phạm do người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu, bia và say rượu. Khảo sát ở một số địa phương thuộc địa bàn tỉnh Nam Ðịnh, khẩu phần rượu trong một  mâm cỗ dành cho sáu người là một chai rượu 0,5 lít. Thế nhưng trên thực tế có trên 80% số mâm đàn ông uống gấp hai đến ba lần số lượng này.

f:id:pocarivn:20180308105924j:plain

Một số người có những quan điểm lệch lạc coi việc uống rượu thể hiện tình cảm với nhau. Trong những cuộc vui này, ai chưa say bị coi là không nhiệt tình, là không tôn trọng chủ nhà... Vì thế trong các bữa nhậu dù là người có tửu lượng khá hay kém đều cố uống cho thật nhiều để không mang tiếng là "phụ lòng anh em, bạn bè". Do đó, chạy xe tốc độ cao, phán đoán, xử lý sai tình huống, không làm chủ tay lái là những hành vi thường thấy đối với người quá chén khi tham gia giao thông.

Tìm hiểu thêm: Những cách giải rượu bia nhanh hiệu quả

Trao đổi với chúng tôi về những khó khăn trong công tác quản lý trật tự ATGT tại địa phương, ông Phạm Ðức Thành, Trưởng Công an xã Giao Thịnh cho biết: Tình trạng say rượu, bia gây tai nạn và va quyệt giao thông thì ở địa phương nào cũng có. Chúng tôi cũng đã tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho người dân khi tham gia giao thông hạn chế sử dụng rượu, bia. Nhất là cuối năm, xã gửi công văn tới từng thôn, xóm vận động nhân dân hạn chế tổ chức tiệc tùng lãng phí. Ðối với gia đình có đám cưới, hỏi, chúng tôi cũng cử cán bộ xuống tận nơi nhắc nhở hạn chế sử dụng rượu, bia. Tuy nhiên, các biện pháp xử phạt mang tính chất răn đe đối với những đối tượng cố tình vi phạm thì còn hạn chế. Ở địa phương, lực lượng cán bộ mỏng, chưa có các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ như máy kiểm tra nồng độ cồn, nên nhiều khi cũng châm chước xử lý vi phạm còn nhẹ.

Uống rượu, bia, từ thú ẩm thực đến tai họa là một khoảng cách mong manh. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục tới từng người dân. Bên cạnh đó, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm cũng nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông. Cần tổ chức kiểm tra, đánh giá thực chất mức độ vi phạm và tác hại do uống rượu, bia trên các tuyến đường, đoạn đường, thời điểm và đối tượng vi phạm nhiều nhất. Trên cơ sở đó, có kế hoạch, nội dung giáo dục, thuyết phục đúng đối tượng và xây dựng chương trình kiểm tra, xử phạt thường xuyên các lỗi vi phạm. Cả người thi hành công vụ và người tham gia giao thông cần "tâp dượt" thói quen kiên quyết xử phạt và chấp nhận bị xử phạt trong trường hợp sử dụng rượu, bia quá nồng độ cho phép, để bảo đảm kỷ cương giao thông cũng như sự nghiêm minh của pháp luật. Coi xử phạt là một cách giáo dục hiệu quả đồng thời cũng góp phần tích cực thay đổi thói quen sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, không uống hoặc uống vừa phải để bảo đảm an toàn cho bản thân và người chung quanh...